Các dấu hiệu khi bị dị ứng hải sản
Tất cả mọi loại hải sản đều có khả năng khiến bạn bị dị ứng, tuy nhiên không phải ai cũng bị dị ứng đối với hải sản. Đối với những người có cơ địa không tiếp nhận với loại thực phẩm này mới dễ xảy ra tình trạng dị ứng. Tùy vào mức độ nặng nhẹ mà mỗi người sẽ có những biểu hiện khác nhau.
Dị ứng nhẹ
Người bệnh thường bị nổi mề đây từng vùng hoặc bị nổi khắp người. Cơ thể ngứa ngáy, người nôn nao rất khó chịu.
Dị ứng nặng
Bên cạnh tình trạng nổi ban và ngứa ngáy, người bệnh còn bị phù nề mặt, nôn, đau quặn bụng. Xuất hiện hiện tượng nóng rát vùng thượng vị, tiêu chảy, khó thở
Tình trạng nguy kịch
Người bệnh có phản ứng kiểu phản vệ dẫn tới tử vong.
Mẹo xử lý khi bị dị ứng hải sản
Đối với người bệnh có cơ địa dị ứng cần hạn chế sử dụng các thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản. Nếu có dấu hiệu dị ứng hải sản, cần trực tiếp gây nôn để đẩy thức ăn ra ngoài khỏi cơ thể người bệnh càng sớm càng tốt. Đối với trường hợp dị ứng nhẹ có thể dùng một số cách dân gian như để chữa:
Mật ong
Mật ong được coi như chất kháng sinh khá hiệu quả trong trường hợp bạn bị dị ứng hải sản. Với đặc tính khử trùng, mật ong giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại, làm giảm bớt tình trạng mẩn ngứa. Khi cơ thể xuất hiện mẩn ngứa, nóng râm ran sau khi ăn hải sản, bạn nên uống 1 ly nước ấm pha mật ong. Bên cạnh các khoáng chất như sắt, canxi, kali, magie, đường tiêu hóa và nhiều chất dinh dưỡng có trong mật ong giúp tăng cường sức khỏe của chúng ta.
Nước chanh tươi
Trong trường hợp bạn bị dị ứng đây là thực phẩm thực sự hữu ích đặc biệt là trong trường hợp dị ứng tôm hiệu quả. Axit ascorbic được tìm thấy trong chanh giúp thúc đẩy quá trình làm lành vết thương và là chất dinh dưỡng cần thiết trong việc duy trì các mô liên kết, phục hồi các tổn thương trên cơ thể.
Vitamin C có tác dụng chống viêm, đây là dưỡng chất cần thiết cho việc duy trì sức khỏe và hồi phục các tổn thương trên cơ thể. Uống 1 cốc nước chanh giúp điều chỉnh tình trạng rối loạn điện giải và hạ sốt tức thì.
Gừng sống, đậu xanh
- Gừng sống 10g
- Đậu xanh 100g
- Lá tía tô 15 g
- Rễ cây lau tươi 15g
Rửa sạch gừng, lễ cây lau và lá tía tô sau đó giã nát, vắt lấy nước. Đổ thuốc với đậu xanh vào nồi, thêm nước lã với lượng vừa đủ, ninh nhừ đậu xanh và cho người bệnh ăn.
Công dụng: Bài thuốc dân gian này giúp chữa trường hợp dị ứng nhẹ, nặng phải đưa ngay người bệnh tới bệnh viện dùng thuốc dị ứng và điều trị thích hợp. Không nên sử dụng thuốc bừa bãi mà chưa có chỉ định của bác sĩ.
Nước ép rau quả
Công dụng của nước ép rau quả có tác dụng làm giảm sưng lưỡi, thanh lọc cơ thể, bổ sung dinh dưỡng và sức đề kháng để chống lại dị ứng và tăng cường hệ miễn dịch.
Lá tía tô
Lá tía tô được biết đến là một loại rau quý cho sức khỏe con người, ngoài tác dụng giải cảm quen thuộc chúng ta vẫn thường biết, lá tía tô còn có tác dụng rất tốt trong việc trị bệnh mề đay mẩn ngứa, dị ứng rất hữu hiệu. Chỉ cần uống nước lá tía tô nấu trong vòng 3 ngày, bệnh sẽ dần chữa khỏi.
Nguyên liệu
- 100g lá tía tô tươi
- 500ml nước sạch
Cách dùng: lá tía tô sau khi mua về đem rửa sạch rồi bỏ vô nồi nấu với nửa lít nước đã chuẩn bị. Nấu sôi trong 5 phút rồi bắc xuống, để bớt nóng rồi uống