Tổng hợp kiến thức về chất Histamin – Nguyên nhân hàng đầu gây nên các triệu chứng dị ứng

Histamin là một chất tồn tại sẵn trong cơ thể và đóng vai trò quan trọng trong việc sản sinh một số phản ứng của cơ thể như dị ứng, sốc phản vệ, tăng bài tiết nước mắt, nước mũi…v.v. Thông qua bài viết này hãy cùng tìm hiểu về sự hình thành Histamin cũng như cơ chế hoạt động, tác động của nó tới cơ thể con người.

1. Histamin là chất gì?

Tổng quan về Histamine

Histamine, betaimidazol etylamin, là một amin sinh học khá quan trọng. Nó có tác dung kích thích chế tiết axit clohydric dạ dày, duy trì chức năng sinh lý của ruột, chất dẫn truyền thần kinh, chất trung gian miễn dịch…

Histamine được tổng hợp từ axit amin histidine nhờ xúc tác của enzyme histidine decarboxylase. Sau khi được chế tiết vào các tiếp hợp thần kinh (synapse), histamine sẽ bị bị phân hủy bởi các enzyme acetaldehyde dehydrogenase, histamine methyltransferase và diamine oxidase thành dạng bất hoạt.

Histamine: Chất sinh học, gây dị ứng và nhiễm độc? - 2

Sau khi được chế tiết, histamine sẽ đến gắn với các thụ thể đặc hiệu, thụ thể H, để phát huy tác dụng. Có bốn loại thụ thể histamine là thụ thể H1, H2, H3 và H4. Thụ thể H1 có ở cơ trơn, nội mạc, hệ hô hấp, tim mạch. Khi bị kích thích sẽ gây giãn mạch, co thắt khí quản, co thắt cơ trơn, gây đau, ngứa, phù;Thụ thể H2 có ở các tế bào đỉnh thành dạ dày, khi bị kích thích sẽ làm tiết axit chlohydric HCl gây viêm đau thượng vị, tiêu chảy. Thụ thể H3 có hệ thần kinh; khi kích thích sẽ làm giảm chế tiết các chất dẫn truyền như acetyl choline, epinephrine, norepinephrine, serotonin.Thụ thể H4 có ở tuyến giáp, ruột non, lách, đại tràng, bach cầu ái kiềm, và tuỷ xương; chức năng là chất trung gian hóa ứng động tế bào mast.

Histamine: Chất sinh học, gây dị ứng và nhiễm độc? - 3

Bình thường, thông qua bốn thụ thể H1,H2,H3,H4 này, histamine sẽ tác dụng lên nhiều mô tế bào, cơ quan, bộ máy, chức năng khác nhau trong cơ thể sống.

Histamine: Chất sinh học, gây dị ứng và nhiễm độc? - 4

Kháng histamine (antihistaminic drugs) là thuốc điều trị dị ứng thông dụng. Chúng tác dụng thông qua cơ chế phong bế hoạt động của các thụ thể histamin. Cơ thể con người có bốn loại thụ thể histamine H1,H2,H3,H3, cho nên cũng có bốn nhóm kháng histamine tương ứng là kháng H1, kháng H2, kháng H3, và kháng H4.

2. Điều kiện hình thành histamin

Sự hình thành Histamin bắt đầu từ sự khử carboxyl của Histidin dưới sự xúc tác của decarboxylase. Dưới lực hút tĩnh điện, Histamin với điện tích dương dễ dàng liên kết với Heparin mang điện tích âm tạo thành phức hợp Histamin – Heparin không có cả hoạt tính cũng như tác dụng sinh học. Phức hợp này được dự trữ trong các hạt trong dưỡng bào, tế bào niêm mạc dạ dày, ruột, tế bào thần kinh… và chỉ khi bị tác động của các yếu tố bên ngoài như hơi lạnh, bụi không khí, hóa chất thì các tế bào chứa phức hợp này mới bị kích thích giải phóng ra Histamin dạng tự do. Nếu lượng Histamin này vượt ngưỡng cho phép của cơ thể thì có thể gây ra phản ứng dị ứng thường thấy ở những người có cơ địa mẫn cảm. Một số vi khuẩn, virus gây bệnh nguy hiểm khi bị nhiễm vào đường ruột cũng có thể tạo ra Histamin.

3. Cơ chế hoạt động của Histamin

Khi cơ thể con người bị các tác nhân như thuốc, hóa chất, phấn hoa, bụi bẩn…v.v..tác động, đối với những người có cơ địa mẫn cảm cơ thể sẽ giải phóng ra Histamin. Như đã đề cập ở trên, Histamin luôn tiềm ẩn sẵn trong cơ thể con người ở các mô da, dạ dày, phổi, niêm mạc miệng.

Khi ở trạng thái bình thường, các tế bào chứa Histamin thường không có hoạt tính vì đang tồn tại ở dạng phức hợp với protein. Khi cơ thể bị dị ứng, có xu hướng mẫn cảm với thuốc, hóa chất hoặc các tác nhân ngoại cảnh khác thì các chất kháng nguyên sẽ tác động lên phức hợp protein này và giải phóng ra Histamin dạng tự do, gây ra những phản ứng dị ứng từ nhẹ đến trầm trọng như: phát ban, đỏ da, sưng phù, khó thở, ngứa, ho, buồn nôn, sốc phản vệ… Đối với những trường hợp dị ứng có diễn tiến phức tạp, người bệnh có thể phải sử dụng các thuốc kháng histamin để điều trị.

Các thuốc kháng Histamin đều là những thuốc có hiệu quả trong việc điều trị các phản ứng dị ứng cấp tính, được biết đến với các triệu chứng như: sổ mũi, phát ban đỏ, viêm mô liên kết, viêm da, viêm mao mạch dị ứng,… Nhóm thuốc kháng Histamin có khá nhiều hoạt chất và thường được phân loại theo thế hệ hoặc theo cấu trúc hóa học.

4. Tác động của Histamin đối với cơ thể

Như đã nói ở trên, nếu lượng Histamin trong cơ thể vượt ngưỡng cho phép thì có thể dẫn tới các phản ứng dị ứng như:

  • Đối với hệ hô hấp: Gây sổ mũi, hen suyễn do ảnh hưởng của viêm, phù nề và co thắt khí quản.
  • Đối với hệ tiêu hóa: Gây tiết quá độ HCl và pepsin dẫn tới tiêu chảy do co thắt ruột, làm tăng nhu động và bài tiết dịch ruột.
  • Đối với hệ bài tiết: Histamin góp phần làm tăng bài tiết nước mắt, nước mũi, nước bọt, dịch tụy.
  • Ảnh hưởng tới mắt: Làm viêm và sưng đỏ kết mạc mắt.
  • Phản ứng trên da: Nổi phát ban, mề đay, chàm, ngứa, sưng phù trên da.
  • Đối với hệ tim mạch: hạ huyết áp, gây co thắt tim, giãn mạch. Histamin còn có tác dụng trực tiếp đối với cơ tim và thần kinh nội tại làm tăng co bóp cả tâm nhĩ, tâm thất, chậm dẫn truyền nhĩ thất và chậm khử cực nút xoang.
  • Đối với hệ thần kinh: Histamin kích thích đầu sợi thần kinh ngoại vi gây cảm giác ngứa và đau. Trên thần kinh trung ương Histamin còn tác động gây ra tình trạng giảm thân nhiệt, gây mất ngủ, có thể chán ăn, tăng tiết ADH.
  • Đối với các cơ trơn: Ở người, Histamin làm tăng co bóp cơ trơn tử cung (cơ trơn bàng quang, túi mật, niệu đạo ít bị ảnh hưởng).

5. Các thuốc kháng Histamin

Thuốc kháng histamin H1:

Trên lâm sàng thuốc kháng H1 dùng ngăn ngừa các biểu hiện dị ứng, ngăn ngừa chứng say tàu xe (Scopolamin). Vài thuốc kháng H1 khác (Doxylamin) còn có thể dùng để điều trị ốm nghén, chúng có tác dụng chống nôn và dị ứng.

Thuốc kháng histamin H1 có hai loại là thuốc thế hệ 1 và thuốc thế hệ 2. Thuốc kháng histamin H1 thế hệ 1 gồm: promethazin hydroclorid, clorpheniramin maleat (dạng bào chế riêng hoặc kết hợp trong một số thuốc điều trị cảm cúm), brompheniramin maleat, diphenhydramin hydroclorid, hydroxyzin hydroclorid…

Một số thuốc thế hệ 2: loratadin, cetirizin hydroclorid, fexofenadin, acrivastin.

Các thuốc kháng histamin thế hệ II có tác dụng kéo dài, khác với kháng histamin cũ có thời gian tác dụng tương đối ngắn, trừ một số (thí dụ promethazin) có tác dụng kéo dài tới 12 giờ.

Tất cả các thuốc kháng histamin thế hệ I đều gây buồn ngủ, nhất là alimemazin (trimeprazin) và promethazin gây buồn ngủ nhiều, trong khi đó clorphenamin (clorpheniramin) và cyclizin có thể ít gây buồn ngủ hơn. Tác dụng gây buồn ngủ này đôi khi được dùng để điều trị ngứa do dị ứng hoặc không do dị ứng.

Các kháng histamin mới như acrivastin, cetirizin, desloratadin, fexofenadin, levocetirizin, loratadin, mizolastin và terfenadin ít gây buồn ngủ và tổn thương tâm thần – vận động hơn các kháng histamin cũ, vì các thuốc trên rất ít qua hàng rào máu não. Terfenadin có thể gây loạn nhịp tim nguy hiểm.

Thuốc kháng histamin H2:

Các thuốc kháng thụ thể histamin H2 gồm cimetidin, ranitidin, famotidin, nizatidin. Chúng ức chế cạnh tranh với histamin tại thụ thể H2 ở tế bào thành dạ dày, nên ức chế bài tiết cả dịch acid cơ bản (khi đói) và dịch acid do kích thích (bởi thức ăn, histamin, cafein, insulin…). Các thuốc nhóm này có tác dụng làm liền các vết loét dạ dày và tá tràng, làm giảm bệnh trào ngược dạ dày – thực quản.

Dùng thuốc kháng thụ thể H2 phối hợp với kháng sinh để điều trị loét dạ dày – tá tràng có H. pylori dương tính, làm vết loét liền nhanh và ngăn chặn tái phát. Những trường hợp rối loạn tiêu hoá (đầy bụng, khó tiêu, ợ nóng, ợ chua…) chưa chẩn đoán được nguyên nhân, có thể điều trị bằng kháng thụ thể H2 ở người trẻ, nhưng phải thận trọng ở người già vì có thể do ung thư dạ dày. 

Thuốc kháng histamin H3:

Thuốc kháng histamin H3, là dược phẩm ngăn chặn ảnh hưởng của Histamin tại thủ thể histamin H3. Hiện thời Betahistin, mà đồng thời cũng cạnh tranh với thụ thể H1, được ứng dụng vào các trường hợp bị chóng mặt. Những dược phẩm, thí dụ như Cipralisant, còn trong giai đoạn thử nghiệm. Thuốc kháng histamin H3 ngoài ra còn có thể được dùng để chữa bệnh ADHD, hội chứng ngủ rũ và bệnh Alzheimer.

Thuốc kháng histamin H4:

Đây là nhóm thuốc thực nghiệm và chưa có một ứng dụng lâm sàng xác định, mặc dù một số loại thuốc hiện đang được thử nghiệm trên người. Kháng H4 có vai trò điều hòa miễn dịch.

Hiện nay hệ thống Q – Station Elite giúp phát hiện nhanh chóng nguyên nhân gây dị ứng thông qua chỉ một lần xét nghiệm. Từ đó giúp bác sĩ có hướng tư vấn và điều trị kịp thời cho bệnh nhân. Tránh những biến chứng do histamin gây ra cũng như điều chỉnh thói quen ăn uống hàng ngày. Hệ thống máy xét nghiệm Q – Station Elite giúp phát hiện nhanh chóng tác nhânrất đa dạng như phấn hoa, côn trùng, mạt bụi nhà.. Công nghệ này đến từ Hàn Quốc, đã được cấp bằng sáng chế độc quyền phát hiện đến 107 dị nguyên gây dị ứng

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Bát Chánh Đạo
Logo
Shopping cart